Nhiễm khuẩn HAIs là gì? Tác nhân gây hại của nhiễm khuẩn HAIs do đâu?

28-02-2020

HAIs là nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn được xem là nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế. Theo Bộ Y tế Việt Nam (MoH), nhiễm khuẩn là một trong những thách thức lớn của ngành y tế. Việc kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế là mối nguy hại không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đang là mối quan tâm hàng đầu. Nhiễm khuẩn y tế là bệnh xảy ra chủ yếu tại các cơ sở y tế khi bệnh nhân nằm điều trị tại đây. Chủ yếu là do môi trường đã tồn tại vi khuẩn, vi rút có điều kiện để xâm nhập gây ra truyền nhiễm. 

 

Thông tin Nhiễm Khuẩn HAIs theo WHO

 

Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), (healthcare-associated infections - HAIs) là nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế còn được gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện (nosocomial infection). Bệnh nhân thường bị phơi nhiễm nguy cơ nhiễm khuẩn khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Đặc biệt là khi họ trải qua điều trị chuyên sâu và thủ thuật xâm lấn. 

 

sàn nhựa kháng khuẩn
HAIs là nhiễm khuẩn bệnh viện hay còn được xem là nhiễm khuẩn do chăm sóc y tế

 

Nhiễm khuẩn bệnh viện (HAIs) sẽ gây hại đến  bệnh nhân, người nhà và cả nhân viên y tế trong các cơ sở y tế. Nguyên nhân quan trọng gây thêm bệnh tật và nguy cơ tử vong cùng với làm tăng chi phí điều trị y tế. Một trường hợp được coi là nhiễm khuẩn HAIs nếu xảy ra trong 48 giờ sau khi nhập viện hoặc thời gian điều trị tại đây lâu hơn 48 tiếng. Phòng chống nhiễm khuẩn (Infection prevention and control IPC) thường chủ quan, không được coi trọng tại các cơ sở hạ tầng y tế. 

 

Biện pháp phòng ngừa bệnh tại các cơ sở y tế

 

Để phòng ngừa bệnh bao gồm việc thực hành/sử dụng đúng cách vệ sinh bàn tay, che miệng khi ho. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như khẩu trang, bao tay, nước rửa tay cùng với việc làm sạch môi trường. Xử lý chất thải bệnh nhân đúng cách, phòng tránh thương tích do dụng cụ chăm sóc bệnh nhân gây ra. Lau chùi, khử khuẩn và tiệt trùng dụng cụ, vật dụng đã dùng cho người bệnh. 

 

sàn kháng khuẩn
Đeo khẩu trang, bao tay, rửa tay trước và sau khi tiếp xúc người bệnh

 

Nếu không áp dụng biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn thì sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan. Các cơ sở y tế sẽ trở thành ổ dịch lây lan bệnh khi có các đợt dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng đến sức khỏe toàn cộng đồng. Xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm sẽ đe dọa đến tính mạng con người. Như các Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS), sốt xuất huyết do vi rút và vi khuẩn đa kháng thuốc (staphylococcus aureus kháng methicillin, lao đa kháng thuốc). 


 

Nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn HAIs

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết có 4 dạng nhiễm khuẩn bệnh viện chính như: Nhiễm trùng đường tiết niệu do đặt ống thông (catheter-associated urinary tract infection). Viêm phổi liên quan đến đặt thở máy (ventilator-associated pneumonia). Nhiễm trùng thông qua vết mổ (surgical site infection). Nhiễm trùng máu do ống thông (catheter related bloodstream infection). 

 

 

Tất cả đều liên quan đến thủ thuật xâm lấn hoặc phẫu thuật gây ra. Nguyên nhân chính là do tiếp xúc khi ho hoặc hắt hơi. Lây truyền qua không khí, lây truyền qua vector và nguồn lây nhiễm thông thường (common vehicle transmission). Nếu có dịch bệnh bùng phát và lây lan đến các cơ sở y tế chưa được thực hành an toàn, bao gồm lây nhiễm trực tiếp và lây nhiễm gián tiếp (direct transmission and indirect transmission) sẽ là mối nguy hại lớn. 

 

Nguyên nhân gây mầm bệnh

 

Theo WHO, Virut, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng .... đều có thể là tác nhân gây HAIs. Tuy nhiên, vi khuẩn vẫn là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.

 

 

  1. Vi khuẩn

 

Là nguyên nhân gây bệnh HAIs quan trọng nhất bao gồm: 

 

- Cầu khuẩn gram (+): liên cầu, tụ cầu, ... hầu hết đều đã kháng nhiều loại kháng sinh như Penicillin, kháng Methicillin.

 

- Trực khuẩn gram (+): Clostridium perfringens (hoại thư sinh hơi), Bacillus, .... gây bệnh ở mắt, phổi, mô mềm, vết thương...

 

- Vi khuẩn gram (-): E. coli, Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh), Salmonella, Shigella, Enterobacter, Klebsiella, Proteus, .... Gây ra nhiều bệnh nặng, khó điều trị do đã kháng tất cả các kháng sinh thông dụng.

 

  1. Virus

 

- Virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Poliovirus, Hepatitis A và E, Adenovirus, Echovirus, Coxsackie A và B, Rotavirus, Coronavirus…

 

- Virus lây truyền qua đường hô hấp: sởi, quai bị, cảm cúm, Adenovirus, Coronavirus...

 

- Virus lây truyền qua đường máu: HIV, viêm gan B, C...

 

  1. Một số tác nhân khác

 

Một số tác nhân khác ít gặp như ký sinh trùng đơn bào như là nấm Candida spp, Aspergillus (thường gặp ở khoa hồi sức cấp cứu), nấm hoặc một số ký sinh trùng khác như Pneumocystis carinii, Cryptosporidium, Toxoplasma gondii, ....

 

Các biện pháp chống nhiễm khuẩn HAIs

 

Các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện HAIs được khuyến cáo bởi Bộ Y Tế như

 

 

  1. Vô khuẩn

 

Kỹ thuật vô khuẩn các dụng cụ nội soi, phẫu thuật,... phải được tuân thủ nghiêm ngặt trước - trong và sau khi thực hiện các thủ thuật phẫu thuật. Chăm sóc vết thương như tại vùng dự kiến phẫu thuật bằng việc sát khuẩn bằng hóa chất. Loại bỏ lông, tóc (nếu có) tại khu vực xung quanh đó. Mọi dụng cụ, đồ dùng trong bệnh viện như quần áo, giường tủ,.....và chất thải của bệnh nhân khử khuẩn bằng các biện pháp theo quy định. Đối với các dụng cụ y tế sử dụng lại phải bảo đảm vệ sinh, diệt khuẩn theo đúng quy định của Bộ Y tế.

 

  1. Cách ly

    

Cách ly phòng ngừa như: phòng ngừa bổ sung (dựa theo đường lây truyền bệnh), phòng ngừa chuẩn. Thực hiện các hướng dẫn, biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn theo tác nhân, vị trí bị HAIs. Trong một số trường hợp cần thiết có thể sẽ tiến hành cách ly để ngăn ngừa lây lan. Tuy nhiên việc cách ly phải linh hoạt vào từng bệnh và hoàn cảnh cụ thể. 

 

Bệnh lây qua đường tiêu hóa như viêm dạ dày - ruột, tả, viêm gan A … Nên mang găng tay, vệ sinh bàn tay, bệnh nhân nên dùng dụng cụ ăn uống riêng .... Bệnh lây qua đường hô hấp như cúm, lao, quai bị… phải mang khẩu trang, rửa tay, hạn chế thăm bệnh.... Những loại bệnh nguy hiểm như SARS cần phải được cách ly nghiêm ngặt. Bệnh lây qua đường da, máu và niêm mạc như viêm gan B, C, HIV,... phải mang găng, vô khuẩn dụng cụ, xử lý tốt các chất thải máu và dịch cơ thể.

 

  1. Vệ sinh tay

 

WHO khuyến cáo rửa tay là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để đề phòng HAIs. Bởi các  tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm...) có trong môi trường y tế (dụng cụ, không khí, nước...),  bệnh nhân sẽ lan truyền từ tay qua nhân viên y tế và ngược lại. Nếu tuân thủ vệ sinh tay hiệu quả thì HAIs sẽ giảm và ngược lại. Sát khuẩn bàn tay là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa lây truyền bệnh.

 

  1. Giám sát

 

Thực hành giám sát về HAIs, các tác nhân gây bệnh và vi khuẩn kháng thuốc... Xác định vị trí và những yếu tố gây nhiễm khuẩn giúp cơ sở y tế có kế hoạch phòng ngừa. Tạo tiền đề thực hiện các nghiên cứu về kiểm soát kháng sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn. Đưa ra các quy định chính sách sử dụng thuốc kháng sinh.



 

                    Theo cổng thông tin điện tử của bộ Y Tế

 
back-to-top.png